Tuyển sinh ngành Luật – ĐH Mở Hà Nội 2022

ngành luật

Trung tâm đào tạo từ xa Đại học Mở Hà Nội kết hợp với Trạm Trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế đối ngoại tuyển sinh ngành Kế toán – Hệ từ xa trực tuyến Khóa 18C năm 2022, khóa khai giảng ngày 04/12/2022, nhận hồ sơ bổ sung đến hết ngày 27/12/2022.

Ngành Luật là gì?

Ngành Luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật, điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Trong đó có các lĩnh vực chính như: thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên hoặc chuyên viên pháp lý.

Đối với trình độ Đại học, ngành Luật thường được phân thành các chuyên ngành như: Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật kinh tế, Luật Đất đai,… . Theo học ngành Luật tùy vào mỗi chuyên ngành sinh viên sẽ được trang bị kiến thức khác nhau.

Khi theo học ngành Luật, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức luật tổng quát ở hầu hết các lĩnh vực. Không chỉ riêng kiến thức về Kinh tế, Tài chính, Thương mại, ngành Luật còn cung cấp thêm kiến thức về luật hôn nhân gia đình, quy định chung về tài sản, thừa kế, luật hình sự phần tội phạm, luật môi trường, tội phạm học, bồi thường hợp đồng, tranh chấp thương mại, khiếu nại, tố cáo, khoa học về điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân,…

Học ngành Luật ra làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật có thể đảm nhiệm các vị trí công việc sau:

1. Công chứng viên

Là người tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng, hỗ trợ cho luật sư trong các văn bản pháp lý.

2. Chuyên viên pháp lý

Đây là vị trí có cơ hội việc làm cao trong tuyển dụng việc làm ngành luật. Chuyên viên pháp lý là người giải quyết, tư vấn những vấn đề liên quan đến pháp luật cho doanh nghiệp.

3. Kiểm sát viên/Công tố viên 

Công việc chính là điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trong các vụ án hình sự và phiên tòa xét xử. Ngoài chuyên môn, bạn phải nắm được nghiệp vụ cảnh sát và điều tra tội phạm. Kiểm sát viên/công tố viên cần có bản lĩnh vững vàng, đạo đức, sự liêm khiết…

4. Luật sư

Luật sư hẳn là công việc được nhiều người nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến ngành luật. Bởi đây là công việc tiêu biểu và thể hiện rõ đặc thù của ngành luật. Luật sư là người áp dụng pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho thân chủ. Đồng thời hỗ trợ, đem lại các giải pháp pháp lý cho khách hàng hoặc công ty đó.

Yêu cầu đối với Luật sư là tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, và có chứng chỉ hành nghề luật sư. Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương.

5. Thư ký tòa án

Thư ký tòa án là công chức làm việc tại Tòa án, có nhiệm vụ là ghi chép, tổng hợp các văn bản tố tụng, quản lý hồ sơ, hỗ trợ cho thẩm phán thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Để ứng tuyển trở thành thư ký tòa án, bạn phải có bằng cử nhân ngành Luật, và phải vượt qua kỳ thi tuyển công chức của Tòa án.

6. Giảng viên ngành luật

Công việc này phù hợp với những người yêu thích nghiên cứu pháp luật. Bạn có thể trở thành giảng viên ngành luật ở các trường đào tạo chuyên ngành này. Nhu cầu giảng viên ngành luật tại các trường Đại học là rất lớn. Để trở thành giảng viên, bạn cần có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành luật. Hoặc ít nhất là bằng cử nhân loại giỏi ngành luật hệ chính quy.

7. Thẩm phán

Thẩm phán là ước mơ lớn của rất nhiều sinh viên ngành luật. Đây là chức danh cao quý thuộc về những người có nhiệm vụ “cầm cân nảy mực” bảo vệ công lý và thực thi pháp luật. Để trở thành thẩm phán là cả một quá trình. Sau khi tốt nghiệp đại học ngành luật, bạn còn phải trải qua 3 bước sau: – Làm thư ký tòa án – Tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ thẩm phán – Có quyết định bổ nhiệm thẩm phán của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

8. Pháp chế doanh nghiệp

Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, rủi ro trong kinh doanh là rất lớn buộc doanh nghiệp phải tìm cách phòng ngừa. Vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp đã thành lập hẳn một phòng/ban pháp chế. Nhiệm vụ của bộ phận này là tư vấn, kiểm soát các hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Từ đó, tránh được những sai phạm có thể xảy ra. Ngoài các doanh nghiệp, bạn có thể tham gia đội ngũ pháp chế trong các ngân hàng thương mại. Nhiệm vụ chính là đảm bảo những hoạt động của ngân hàng không vi phạm pháp luật. Ngoài ra, bạn phải thực hiện rà soát hợp đồng, đảm bảo hợp đồng không bị vô hiệu hóa. Bên cạnh phòng pháp chế, ngân hàng thường có các phòng/ban khác cần nhân sự ngành luật như đầu tư, thu hồi nợ, tố tụng…ngành Luật

                       Nhu cầu nhân sự chuyên môn của ngành luật rất lớn, cơ hội việc làm dồi dào với mức lương hấp dẫn.

Ngành Luật ở Đại học Mở Hà Nội có gì đặc biệt?

  • Tổng số tín chỉ được đào tạo của ngành này là 148 tín chỉ (chưa trừ miễn môn)
  • Thời gian đào tạo: từ 2,4 – 3,6 năm tùy theo bằng cấp cao nhất mà học viên nộp khi tham gia xét tuyển
  • Chương trình học tại ĐH Mở Hà Nội chú trọng phát triển kỹ năng nghề nghiệp, ngoài các môn cơ sở ngành, sinh viên còn được đào tạo các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, ra quyết định và kỹ năng lãnh đạo. Sinh viên được hỗ trợ thực tập tại các Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh và trải nghiệm qua các công việc thực tế.
  • Hình thức đào tạo: Trực tuyến 100%, sinh viên không cần tới trường lớp và có thể linh hoạt việc học theo kế hoạch tuần

Tuyển sinh ngành LUẬT tại Đại học Mở Hà Nội như thế nào?

1. Đối tượng tuyển sinh

  • Cán bộ công chức, những người đang làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, lực lượng vũ trang, đã có bằng THPT trở lên ( TC, CĐ, ĐH…)
  • Sinh viên đang học tại các trường Cao đẳng, Đại học

2. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển hồ sơ đầu vào

3. Thủ tục đăng ký xét tuyển:

Hồ sơ gồm:

– 02 Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của Đại học Mở Hà Nội có dán ảnh đóng dấu giáp lai xác nhận của cơ quan đang công tác hoặc chính quyền địa phương (tải mẫu tại ĐÂY)

– 02 bằng tốt nghiệp cao nhất (bản sao công chứng)

– 02 ảnh 3*4 (có ghi rõ họ tên,ngày sinh sau ảnh)

– 02 bản sao công chứng CMTND hoặc thẻ căn cước công dân

Lệ phí xét tuyển: 100.000đ/hồ sơ/ngành học

Địa điểm nộp hồ sơ: Phòng tuyển sinh Đại học Mở Hà Nội – số 41 Đặng Trần Côn, P. Quốc Tử Giám, Q. Đống Đa, Hà Nội

ĐĂNG KÝ TÌM HIỂU THÊM VỀ NGÀNH LUẬT

==============================================
TRẠM LIÊN KẾT TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI PHỐI HỢP VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI NHẬN HỒ SƠ TUYỂN SINH HỆ TỪ XA TRỰC TUYẾN NĂM 2022.
☎ Liên hệ hotline: 0969.249.588 / 0966.241.466
🏛 Địa chỉ nhận hồ sơ:
☑️Số 41 Đặng Trần Côn, Quận Đống Đa, TP Hà Nội
☑️Số 4 Vũ Ngọc Phan, P.13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.