Nguyễn Đình Sơn – Khẳng định bản thân từ câu chuyện học nghề

Khẳng định bản thân nhờ học nghề nhưng thành công đến với anh Nguyễn Đình Sơn ở huyện Sóc Sơn lại ở một hoàn cảnh khác. Nguyễn Đình Sơn kể, sau khi tốt nghiệp cấp 2 trường THCS Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, anh đã phải làm đủ mọi nghề như bảo vệ, trông xe, nhân viên bán hàng… để mưu sinh nhưng cuộc sống của anh vẫn dậm chân tại chỗ, sau nhiều năm bươn trải.

Hoc_Nghe_LDOF
Người có tay nghề giỏi cũng có thể tìm được việc làm với mức thu nhập cao chứ không nhất thiết phải bằng được vào đại học (ảnh minh họa)

Lúc này, Đình Sơn hiểu rằng, muốn cuộc sống tốt hơn và một công việc ổn định thì phải học chắc được một nghề. Năm 2012, Nguyễn Đình Sơn đăng ký vào ngành kinh doanh, trường Trung cấp Kinh tế Bắc Thăng Long. Sau hai năm, vừa học vừa làm, nhờ chịu khó học hỏi, từ một nhân viên tiếp thị của Công ty cổ phần Quốc tế Canzy Việt Nam, Đình Sơn đã chính thức được Công ty nhận vào làm việc. Sau 6 tháng, nhờ năng lực quản lý và các chiến lược kinh doanh của anh đưa ra đã khiến doanh thu của công ty tăng cao từ 120% đến 150 % doanh số trước đó. Ở tuổi 29, Đình Sơn được Ban lãnh đạo công ty đề xuất vào chức vụ quản lý khu vực vùng phía Bắc.
Với thành công bước đầu của mình, Đình Sơn nhận ra rằng, nếu có được bằng Đại học thì cũng chỉ là bước đệm khởi đầu để có cơ hội tiếp cận công việc dễ dàng hơn. Anh Nguyễn Đình Sơn nói: “Đối với tôi thực sự chỉ có 3 bí quyết là tâm huyết, chăm chỉ, khiếm tốn thì sẽ thành công. Cha mẹ nào cũng muốn con mình vào đại học nhưng đối với tôi thật sự những bạn không có điều kiện theo học đại học hoặc không thi đỗ đại học tốt nhất vẫn nên đi học tại các trường nghề. Khi mình có một nghề trong tay, cơ hội việc làm đến với các bạn rất rộng mở. Đối với tôi, học tập là sự đam mê đam mê quan trọng nhất và yêu thích nghề mình học thì sẽ tâm huyết và học được tốt hơn”.

Qua câu chuyện trên đã cho thấy, vào đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công, mà quan trọng với mỗi người phải định hướng nghề nghiệp và sự nỗ lực của bản thân với nghề mình đã chọn. Nhiều người sau khi thi trượt đại học đã nhìn nhận lại học lực của bản thân và không lãng phí thời gian tìm đến học nghề ở các trường cao đẳng, trung cấp.

VOV-Trung tâm Tin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.