Vì sao SV không thể tìm được việc làm khi tốt nghiệp ?

Tình trạng thất nghiệp đang trở thành nỗi sợ hãi lớn nhất đối với bất cứ bạn sinh viên nào khi vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường. Và càng tới ngày tốt nghiệp, nỗi sợ ấy đã biến thành tâm trạng chán nản của rất nhiều tân cử nhân. Đọc những lí do dưới đây, chắc chắn bạn sẽ phải thốt lên: thất nghiệp là phải!

Lần đầu xin việc, nhiều sinh viên đã thực sự vỡ mộng khi tấm bằng đại học của mình không đáp ứng đủ yêu cầu của nhà tuyển dụng, và đành phải chấp nhận ở nhà chờ việc, hoặc làm việc lương thấp  tại các khu công nghiệp, hay chọn lao động tay chân để trang trải cuộc sống. Và những “rào cản” khiến cho bạn không thể tìm được việc làm, là do:

Chọn sai ngành học ngay từ đầu


Điều này thể hiện sự thiếu định hướng về nghề nghiệp ngay từ lúc quyết định ngành học. Có thể lúc đấy việc chọn ngành bị chi phối bởi gia đình, hay chạy theo xu hướng thị trường mà không xem xét đến khả năng, sở thích của bản thân,…

Không biết cách chuẩn bị CV
CV chính là bộ mặt của bạn khi gặp nhà tuyển dụng, nhưng không phải sinh viên nào cũng biết cách chuẩn bị một CV đúng, chỉn chu và ấn tượng. Họ dễ dàng bị loại ngay từ vòng đầu tiên chỉ vì vấp những lỗi sai cơ bản khi tạo một cái CV.

Không có thế mạnh về ngoại ngữ
Rất đông đảo sinh viên ý thức được rằng ngoại ngữ là một trong những yếu tố quan trọng để các nhà tuyển dụng cân nhắc cho chọn mình hay không lúc đi xin việc, thế nhưng không phải ai trong suốt những năm tháng sinh viên cũng trau dồi, tích luỹ được kiến thức và khả năng ngoại ngữ đủ để tự tin, đáp ứng đầy đủ chứng chỉ và thuyết phục được người phỏng vấn. Đó là chưa kể tới trường hợp các bạn sinh viên lơ là việc học ngoại ngữ ngay từ đầu.

Thiếu hụt kỹ năng mềm


Cũng tương tự như Ngoại ngữ, kỹ năng mềm là điều rất quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá về bạn. Tuy nhiên, đây lại chưa bao giờ là thế mạnh của các bạn sinh viên mới ra trường.

Chỉ có kiến thức sách vở, thiếu kinh nghiệm thực tế
Hoặc với nhiều bạn sinh viên thì họ thiếu cả 2. Một số thắc mắc rằng sinh viên mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm? Đừng hiểu sai, kinh nghiệm ở đây có thể không phải là số năm làm ở vị trí tương đương yêu cầu khi ứng tuyển, mà hiểu rộng ra là những kỹ năng bạn đã tích luỹ được từ trước đến nay nhờ đi làm thêm, hoạt động ngoại khoá…

Tự đánh giá quá cao về bản thân
Điều này thể hiện rõ ràng nhất ở việc bỏ qua sự thật mình không có kinh nghiệm, chưa có gì trong tay nhưng lại không chấp nhận một công việc với mức lương khởi điểm tương xứng, mà luôn tự cho rằng học trường này ra/ học ngành này ra/ người như mình phải được hưởng một mức lương cao hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *