ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN EHOU- NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

đại học trực tuyến

Đại học trực tuyến hay Cử nhân trực tuyến là những cụm từ không còn mấy xa lạ với những tân sinh viên. Nhưng xung quanh hệ đào tạo độc đáo này vẫn còn nhiều thông tin mà các bạn sinh viên chưa nắm rõ. Hãy cùng giải đáp qua bài viết dưới đây.

Câu 1. Chương trình đào tạo E-Learning hoạt động theo quy chế nào?

Chương trình đào tạo hoạt động theo:

  • Theo Thông Số: 10/2017/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 4 năm 2017. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Quy định về tổ chức và quản lý đào tạo đại học từ xa của Trường Đại học Mở Hà Nội (số 6116/2019/QĐĐHM ngày 30/12/2019).

Trường Trung Cấp Công Nghệ và Kinh Tế Đối Ngoại hợp tác với trường Đại Học Mở Hà Nội trở thành Tram đơn vị liên kết theo công văn số 15520/TTEL/TB, có nhiệm vụ tổ chức tuyển sinh, hỗ trợ học viên trong suốt quá trình theo học và tổ chức thi hết học phần cho học viên theo quy định.

Câu 2. Trường Đại học Mở Hà Nội là trường công lập, dân lập hay bán công?

Trường Đại học Mở Hà Nội là trường đại học công lập thành lập ngày 03/11/1993 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Chức năng nhiệm vụ:

  • Là trường đại học công lập hoạt động trong hệ thống các trường đại học quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý.
  • Là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu với các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng thêm tiềm lực cán bộ khoa học – kỹ thuật cho đất nước (Trích Quyết định 535/TTg của Thủ tướng Chính phủ). Trường Đại học Mở Hà Nội triển khai đa dạng các phương thức đào tạo: Đào tạo chính quy, Đào tạo từ xa; Đào tạo trực tuyến eLearning; Đào tạo vừa học vừa làm.

Câu 3. Đây có phải là học văn bằng 2 hay liên thông không?

  • Loại hình đào tạo Từ xa/Trực tuyến không có đào tạo cấp bằng thứ 2 (văn bằng 2) hay liên thông.
  • Người có nhu cầu học đã có bằng Trung cấp, Cao đẳng, Đại học được học thêm (tại Chương trình EHOU) bằng Đại học

Câu 4. Với văn bằng này, tôi có được đăng ký theo học bậc Thạc sĩ hay không?

Người học được học tiếp các chương trình đào tạo bậc Thạc sĩ tại Việt Nam (tham khảo Quyết định 45/2008/QĐ-BGDĐT về Đào tạo trình độ Thạc sĩ, điều 11).

Câu 5. Với bằng đại học từ xa có được thi tuyển công chức hay không?

Thông tư 05/2012/TT-BNV ngày 24/10/2012 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, tại Khoản 3 Điều 1 có nêu: “… Khi quy định và thông báo các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức, cơ quan quản lý công chức không phân biệt loại hình đào tạo và văn bằng, chứng chỉ…”).

Câu 6. Thời gian học theo hệ thống tín chỉ được quy định như thế nào?

Thời gian đào tạo cho mỗi chuyên ngành tối thiếu từ 2,4 đến 3,6 năm (căn cứ vào văn bằng khi xét tuyển và dựa trên bảng điểm người học đã tích lũy theo quy định).

Việc rút ngắn thời gian học căn cứ số môn được miễn và theo Quy định tại Thông tư 10 của Bộ GD & ĐT. Thời gian học tối đa của sinh viên được kéo dài bằng thời gian của một khóa đào tạo tương ứng với từng đối tượng.

Câu 7. Học phí của chương trình là bao nhiêu và phải nộp như thế nào?

– Học phí hiện tại của chương trình là: 408.000 đồng/1 tín chỉ

– Tổng học phí phải nộp = Số tín chỉ phải học x 408.000 đồng/1 tín chỉ.

– Sinh viên nộp học phí theo đợt học.

  • Đợt 1 nộp học phí theo kế hoạch chung.
  • Sau khi các sinh viên đã hoàn tất thủ tục nhập học và miễn môn (từ đợt 2, 3 hoặc đợt 4 tùy lớp), học phí tương ứng với số tín chỉ thực học trong kỳ. Số học phí nộp vượt (hoặc thiếu) trong đợt 1 và đợt 2 so với số tín chỉ thực học được tính bù trừ trong đợt sau.

(Căn cứ Thông báo số 9320/TTEL-TB về mức thu học phí năm học 2020 -2021)

– Cách thức nộp học phí:

  1. Nộp trực tiếp tại địa điểm sinh viên được tư vấn đầu vào
  2. Nộp qua chuyển khoản:
    • Tên tài khoản: TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
    • Số tài khoản HEU: 12510001035730
    • Tại ngân hàng: BIDV – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

Nội dung CK: HOU – Họ và tên, ngày tháng năm sinh, ngành học. Học phí kỳ 1 + lệ phí xét tuyểnNgay sau khi chuyển khoản, học viên scan Ủy nhiệm chi giấy chuyển tiền gửi cho Tư vấn tuyển sinh.

Câu 8. Tại sao lại nói học E-learning có thể chủ động về thời gian và địa điểm?

Hình thức học tập E-learning cho phép người học học tập ở mọi nơi và vào mọi thời điểm. Ngoài những buổi học tập trung và thi kết thúc học phần tập trung, người học không cần phải đến trường hàng ngày như các loại hình đào tạo khác. Điều này cho phép người học chủ động về thời gian và địa điểm học tập.

Ví dụ: Người học vẫn có thể học bài và nộp bài tập ngay cả khi đang đi công tác ở nước ngoài, hoặc vào thời gian học online trực tiếp bạn không thể tham gia, người học vẫn có thể nghe lại bài giảng; do đó việc theo học E-learning giúp người học tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

Câu 9. Sinh viên học Chương trình đào tạo đại học trực tuyến EHOU thuận lợi gì?

– Thứ nhất, sinh viên học tập trên công nghệ eLearning của Trường Đại học Mở Hà Nội

– Thứ hai, sinh viên được học tập với bộ học liệu đa dạng do các Giảng viên chuyên môn có uy tín giảng dạy trên Bài giảng điện tử được cung cấp môi trường học tập trực tuyến với đầy đủ nội dung học tập, diễn đàn thảo luận và hệ thống bài luyện tập, ôn tập được cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về Chương trình đào tạo cũng như thủ tục hành chính giấy tờ thông qua bộ phận Cố vấn học tập, giáo vụ của Trung tâm E-Learning, Trường Đại học Mở Hà Nội;

– Thứ ba, đội ngũ Giảng viên nhiệt tình giải đáp online và qua buổi học trực tuyến;

– Thứ tư, sinh viên được đăng ký tham gia thi tại địa điểm đào tạo mà Trung tâm đặt trạm như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh nhằm thuận tiện và tiết kiệm chi phí đi lại cho sinh viên;

– Thứ năm, Trung tâm sẽ tăng cường các hình thức hỗ trợ sinh viên và các hoạt động sinh viên thông qua ban học viên: tổ chức hội thảo chuyên đề, khen thưởng định kỳ, tổ chức các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ theo hoạt động chung của sinh viên toàn trường…

Câu 10. Tôi thường xuyên phải đi công tác, tôi có thể biết trước lịch học không?

Khi tham gia học người học sẽ đăng ký và nhận được kế hoạch học tập 4 tuần trước khi kỳ học bắt đầu để chủ động sắp xếp kế hoạch cho cá nhân.

Câu 11. Tôi chưa sử dụng thành thạo Internet, vậy tôi có thể theo học được không?

Khi nhập học, sinh viên được hướng dẫn đầy đủ phương pháp học tập trực tuyến, được tư vấn sử dụng các trang thiết bị phục vụ học tập phù hợp. Đầu khoá học, sinh viên được học môn Nhập môn Internet và E-learning. Với môn học này người học sẽ có đủ kỹ năng để học tập trên môi trường E-learning. Đồng thời trong quá trình học tập, người học thường xuyên nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật để có thể tham gia đầy đủ khoá học.

Câu 12: Học liệu, giáo trình và môi trường học tập e-Learning?

Học liệu cho đào tạo e-learning bao gồm hệ thống học liệu điện tử theo chuẩn qui định của Trường Đại học Mở Hà Nội được cung cấp miễn phí cho sinh viên, về cơ bản gồm:

  • Giáo trình in ấn
  • Bài giảng dạng văn bản
  • Bài giảng đa phương tiện (âm thanh, video, slide)
  • Audio cho các bài giảng trên lớp học trực tuyến
  • Tài liệu hướng dẫn học tập môn học
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
  • Bài tập tình huống, chủ đề thảo luận liên quan đến môn học
  • Bài tập nhóm/Bài tập kỹ năng.

Học liệu cho môn học được xây dựng căn cứ vào đề cương chi tiết môn học trong chương trình đào tạo, dựa trên giáo trình của Trường, được nghiệm thu về nội dung và kỹ thuật theo qui định của Nhà trường. Môi trường học tập trực tuyến tối thiểu phải có thành phần sau:

  • Lớp học trực tuyến có các nội dung học tập
  • Diễn đàn trên mạng để trao đổi với giảng viên, cố vấn học tập/chủ nhiệm lớp
  • Trang thông tin cá nhân
  • Các hình thức hỗ trợ kỹ thuật qua helpdesk, điện thoại, thư điện tử (email), tin nhắn
  • Trang web thông tin.

Trước từng môn học, người học được cung cấp đầy đủ tài liệu như:

  • Kế hoạch học tập môn học (thông tin đầy đủ, rõ ràng đến cho người học về giảng viên, cố vấn học tập, giáo vụ, yêu cầu học tập môn học, cách kiểm tra đánh giá, tính điểm, các lưu ý cho người học để học tập tốt…),
  • Nhiệm vụ học tập (gồm các nội dung học tập, các bài tập cần hoàn thành của từng tuần học);
  • Học liệu (giáo trình điện tử, bài giảng video, bài giảng trình chiếu, video bài giảng trực tuyến, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm để luyện tập)… Học liệu được biên soạn dành cho đối tượng tự học, sự đầy đủ và hoàn thiện về tài liệu học tập là điểm khác biệt lớn của hình thức học này.

Câu 13. Giáo trình và tài liệu của E-learning có gì khác giáo trình truyền thống?

Học từ xa lấy tự học là chủ yếu (Thông tư 10/2017/TT của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Khác với giáo trình thông thường dùng cho hệ chính quy, giáo trình E-learning được biên soạn theo hướng học liệu tự học. Đầu mỗi bài đều có nêu rõ mục tiêu và hướng dẫn học tập, các nội dung học tập được trình bày rõ ràng dễ hiểu phù hợp với đối tượng tự học, cuối bài luôn có câu hỏi trắc nghiệm để giúp sinh viên tự đánh giá trình độ.

Câu 14. Nếu tôi được miễn môn thì học phí đóng như thế nào?

Theo quy định của Trường Đại học Mở Hà Nội, phí môn miễn là 100.000đ/môn

Câu 15. Sinh viên miễn môn thì điểm của môn đó được tính như thế nào?

Theo quy định 6116/ĐHM ngày 30 tháng 12 năm 2019 có ghi:

  • Sinh viên được miễn học, miễn thi: Trong bảng điểm ghi “M” vào các học phần được xét miễn.
  • Việc xét miễn môn được tiến hành liên tục trong khóa học.
  • Căn cứ vào kết quả và số lượng môn học được xét miễn, sinh viên được hướng dẫn sắp xếp theo học những khóa học phù hợp nhằm rút ngắn thời gian đào tạo.

Câu 16. Đào tạo theo tín chỉ, sinh viên tự đăng ký khối lượng học tập không?

Người học sẽ được hỗ trợ sắp xếp khối lượng học tập phù hợp nhằm đảm bảo điều kiện tiên quyết theo căn cứ Chương trình đào tạo quy định. Ngoài ra, sinh viên có thể đăng ký KHHT tùy theo khả năng học tập của mình và được Trung tâm xác nhận. Tuy nhiên, việc xét tốt nghiệp vẫn phải căn cứ vào thời gian học tập tối thiểu theo quy định đào tạo.

Câu 17. Ngành đào tạo Đại học Từ xa theo phương thức E-learning?

  • Quản trị kinh doanh
  • Kế toán
  • Tài chính ngân hàng
  • Công nghệ thông tin
  • Luật kinh tế
  • Ngôn ngữ Anh
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Luật

Câu 18. Đối tượng tuyển sinh ĐTTX theo phương thức E-learning?

  • Cán bộ công chức, những người đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, lực lượng vũ trang (đã có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương)
  • Những người đã có bằng tốt nghiệp THPT, Bổ túc THPT hoặc tương đương trở lên (TCCN, TCCN, CĐ, ĐH…)
  • Sinh viên đang theo học tại các trường Đại học, cao đẳng.

Câu 19. Hình thức tuyển sinh Đại học trực tuyến theo phương thức E-learning?

Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển theo hồ sơ đăng ký (không thi tuyển)

Câu 20. Thời gian tuyển sinh Đại học trực tuyến theo phương thức E-learning?

Nhà trường tuyển sinh liên tục trong năm, xét tuyển sau 15 ngày (kể từ ngày nhận được hồ sơ xét tuyển;

Kế hoạch Nhập học/ Khai giảng hoặc nhập học 1 tháng/lần trực tiếp hoặc online.

Câu 21. Văn bằng tốt nghiệp của hệ Đại học trực tuyến là gì?

Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân hoặc Kỹ sư. Sinh viên tốt nghiệp được học tiếp các chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Câu 22. Thủ tục đăng ký xét tuyển?

Khi đăng ký xét tuyển, sinh viên nhận hồ sơ theo mẫu tại Văn phòng tuyển sinh Trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế đối ngoại hoặc Website: elc.ehou.edu.vn; tuyensinh.ehou.edu.vn;

  • Lệ phí xét tuyển: 100.000đ/hồ sơ
  • Học phí: 408.000đ/tín chỉ (theo số tín chỉ của từng môn học)

Câu 23. Sinh viên tham gia học có thể dự thi kết thúc học phần tại địa điểm nào?

  • Tại Hà Nội: Trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế Đối ngoại. Địa chỉ:

– CS1: Số 41 Đặng Trần Côn, Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội

– CS2: Số 02 ngõ 786 Kim Giang, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội

  • Tại TP Hồ Chí Minh: Trường Trung cấp Tin học Sài Gòn. Địa chỉ: Số 04 Vũ Ngọc Phan, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Câu 24. Tôi phải nộp những giấy tờ gì để được theo học?

  • Phiếu đăng ký xét tuyển có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan đang công tác. Tải mẫu tại đây
  • Bản sao công chứng văn bằng cao nhất đã có (tính đến bằng Đại học); (Đối với những sinh viên có bằng tốt nghiệp tại các trường trong nước liên kết với nước ngoài hoặc các trường ở nước ngoài phải được công nhận giá trị văn bằng của Bộ GD&ĐT hoặc cơ quan nhà nước khác được phép công nhận giá trị văn bằng. Đối với bằng Trung cấp nghề nộp kèm bản sao THPT hoặc bảng điểm có môn văn hóa);
  • Bản sao công chứng giấy Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân;
  • Bản sao công chứng văn bằng Lý luận Chính trị (nếu có) (không nộp bản chính);
  • 02 ảnh 3×4 ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh (không kể ảnh dán trên phiếu đăng ký);

Chú ý: Các bản sao yêu cầu công chứng trên khổ giấy A4. Sau khi được xét tuyển vào học, không trả lại hồ sơ.

Câu 25. Phí xét tuyển, học phí và cách thức nộp như thế nào?

  • Người học nộp hồ sơ xét tuyển, lệ phí và Học phí kỳ 1 tại văn phòng tuyển sinh hoặc chuyển khoản theo hướng dẫn chuyển khoản của Trung tâm E-Learning (người học được TVTS gửi qua mail hoặc file).
  • Kinh phí xét tuyển: 100.000đ nộp trực tiếp hoặc theo hướng dẫn của cán bộ tuyển sinh của Nhà trường hoặc Trạm đào tạo.
  • Học phí nộp trực tiếp hoặc qua chuyển khoản về Tài khoản của Trạm đào tạo TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI theo thông báo hiện hành của Trạm đào tạo.

Câu 26. Người học cập nhật thông tin từ đâu sau khi đã nộp hồ sơ xét tuyển?

Sau khi nộp hồ sơ, trước ngày khai giảng (1 tuần) người học sẽ nhận được giấy báo nhập học. Khi đến làm thủ tục nhập học cần làm những thủ tục sau đây:

  • Nộp các giấy tờ có ghi trong giấy báo nhập học
  • Nộp Phí xét tuyển và Học phí
  • Nhận kế hoạch khai giảng, kế hoạch học tập.
  • Nếu sinh viên không nhận được giấy báo, hoặc giấy báo bị thất lạc xin vui lòng liên hệ với bộ phận Tuyển sinh.

Tại lễ khai giảng, sinh viên sẽ được nghe phổ biến quy chế, các quy định và kế hoạch học tập. Những sinh viên đang theo học hoặc đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng làm các thủ tục đề nghị xét miễn môn sau khi nhập học.

Các thủ tục phát sinh theo mong muốn của 1 số sinh viên: chuyển ngành, chuyển địa điểm học tập, bảo lưu kết quả chỉ được giải quyết khi sinh viên đã làm thủ tục nhập học.

Câu 27. Sinh viên đang học Đại học có được theo học không?

Sinh viên đang học Đại học của Trường Đại học Mở Hà Nội hoặc các trường đại học khác được tham gia học. Khi nộp hồ sơ đầu vào, người học cần nộp bằng THPT và Giấy xác nhận sinh viên của trường hiện đang theo học kèm đơn xin đăng ký xét tuyển. Để được xét miễn môn, sinh viên cần nộp xác nhận bảng điểm các môn học/học phần đã học.

Thời gian tốt nghiệp của sinh viên là 1,5 năm tính từ ngày sinh viên tốt nghiệp văn bằng thứ nhất. Trong trường hợp không nộp bằng Đại học cho nhà trường, sinh viên sẽ phải học thêm một số môn học bổ sung và đảm bảo thời gian học theo qui định đối với đối tượng tốt nghiệp THPT.

Câu 28. Sinh viên hệ từ xa có được hưởng chể độ ưu đãi không?

Hiện nay sinh viên hệ từ xa chưa thuộc phạm vi áp dụng chính sách ưu đãi cho người có công với cách mạng và con cháu của họ.

Căn cứ là Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tham khảo trích dẫn và file bản gốc đi kèm. Trích dẫn tại

“Mục I, Đối tượng và Phạm vi áp dụng: Người có công với cách mạng và con của họ quy định tại điểm a, b khoản 1 Mục I (sau đây gọi chung là học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi) theo học hệ chính qui tập trung có khóa học từ 1 năm trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo); học liên tục lên trình độ đào tạo cao hơn gồm: trung cấp lên cao đẳng; cao đẳng lên đại học.“

Câu 29. Sinh viên học xong bằng Luật kinh tế có được học tiếp bằng Luật sư không?

Sinh viên đã có bằng Luật (chính Quy hoặc Từ xa) của Trường Đại học Mở Hà Nội sẽ được học tiếp bằng Luật sư tại Học viện Tư pháp (thời gian học 6 tháng kiến thức và 18 tháng thực tập) sau khi đạt kết quả thực tập sẽ được hành nghề Luật sư.

Câu 30. Sinh viên đăng ký học ngành tiếp theo sẽ được ưu đãi gì?

  • Môn đã học được xét miễn: Xem tại đây
  • Thời gian học tối thiểu 1,5 năm
  • Học tập trên công nghệ do Trường Đại học Mở Hà Nội phát triển
  • Trực tiếp cán bộ của Trung tâm Đào tạo E-learning, Trường Đại học Mở Hà Nội quản lý chương trình và hỗ trợ sinh viên
  • Sinh viên được lựa chọn địa điểm học tập và thi kết thúc học phần, tại các Trạm đào tạo với Trường Đại học Mở Hà Nội tại Hà Nội, Tp. HCM.
  • Các ngành tuyển sinh đa dạng:
    • Quản trị Kinh doanh
    • Kế toán
    • Tài chính Ngân hàng
    • Công nghệ thông tin
    • Luật Kinh tế
    • Ngôn ngữ Anh
    • Quản trị du lịch và lữ hành
    • Luật.

Câu 31. Đội ngũ hỗ trợ người học theo phương pháp trực tuyến?

  • Cố vấn học tập/Chủ nhiệm lớp có nhiệm vụ:
    • Tư vấn và hướng dẫn sinh viên trong quá trình học tập: Phổ biến các quy định, quy chế về đào tạo, các quy định của nhà trường liên quan đến quyền và nghĩa vụ của sinh viên;
    • Tư vấn, hướng dẫn sinh viên về phương pháp học tập trực tuyến;
    • Hướng dẫn sinh viên tìm hiểu chương trình đào tạo toàn khóa và đăng ký kế hoạch học tập;
    • Cử Ban cán sự lớp, chia nhóm, cuối mỗi kỳ học tổ chức sinh hoạt lớp, họp cán bộ lớp; hỗ trợ cho sinh viên tham gia các hoạt động của Trung tâm và Nhà trường;
    • Đề xuất hình thức khen thưởng, kỷ luật sinh viên.
  • Giáo vụ có nhiệm vụ:
    • Quản lý quá trình học tập của sinh viên;
    • Quản lý hồ sơ, thông tin sinh viên;
    • Quản lý kế hoạch học tập của sinh viên;
    • Xác nhận sổ đầu bài, xác nhận giảng dạy;
    • Quản lý kết quả học tập của sinh viên (chuyên cần, giữa kỳ, thi);
    • Theo dõi học phí từng kỳ;
    • Chuẩn bị tổ chức thi hết môn, học lại.
  • Cán bộ hỗ trợ kỹ thuật có nhiệm vụ:
    • Tư vấn hỗ trợ sinh viên về mặt kỹ thuật để đảm bảo việc sử dụng hệ thống công nghệ phục vụ học tập: Cách đăng nhập sử dụng hệ thống công nghệ E-learning (hướng dẫn trực tiếp trên lớp);
    • Chuẩn bị phương tiện học tập (máy vi tính, đường truyền, thiết bị…);
    • Thường trực hỗ trợ giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quá trình sinh viên học tập.

Câu 32. Những ưu điểm của phương pháp Đào tạo trực tuyến?

  1. Linh động về thời gian: thời gian học, thời gian làm thêm (nếu có)
  2. Giá trị bằng cấp là như nhau
  3. Tiết kiệm chi phí nhà ở/đi lại (lên đến 4-5tr/tháng đối với SV ngoại tỉnh)
  4. SV ngoại tỉnh có thể ở gần bố mẹ mà không cần đi xa.
  5. Về phía phụ huynh có thể dễ dàng quản lý con cái
  6. Đầu ra không cần nhiều chứng chỉ: tin học, ngoại ngữ. Không phải học các môn GDTC, Quốc phòng.
  7. Không bị mất bài giảng, được xem lại bao nhiều lần tùy ý.
  8. Tất cả học viên được phát biểu ý kiến và được giải đáp thắc mắc trong 72h
  9. Học trực tuyến đang là xu thế hiện đại và toàn cầu
  10. Học trực tuyến giúp rèn luyện thêm kĩ năng sử dụng máy tính
==============================================
TRẠM LIÊN KẾT TRƯỜNG TRUNG CẤP TIN HỌC VÀ KINH TẾ SÀI GÒN  PHỐI HỢP VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI NHẬN HỒ SƠ TUYỂN SINH HỆ TỪ XA TRỰC TUYẾN NĂM 2022.
☎ Liên hệ hotline: 0969.249.588 / 0966.241.466 / 028 3551 3658
🏛 Địa chỉ nhận hồ sơ:
☑️Số 41 Đặng Trần Côn, Quận Đống Đa, TP Hà Nội
☑️Số 4 Vũ Ngọc Phan, P.13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.