7 ĐIỀU CẦN GHI NHỚ KHI ĐI THỰC TẬP

Trước khi rời ghế nhà trường, bất kì bạn sinh viên nào cũng có mong ước là có một công việc đúng ngành học, lương cao, năng lực làm việc được ghi nhận,… Tuy nhiên, để đạt được những điều đó, bạn cần phải trải qua một quá trình rèn luyện và nỗ lực không ngừng trong kì thực tập trước khi tốt nghiệp. Bởi, khi đi thực tập tốt nghiệp, công việc khác rất nhiều so với tưởng tượng khi học trên giảng đường nên sinh viên cần phải cố gắng thể hiện để được đánh giá tốt và nếu được bạn sẽ có thể  “lọt vào mắt xanh” của nhà tuyển dụng.

Dưới đây là 7 điều bạn cần ghi nhớ để kì thực tập được diễn ra suôn sẻ và đạt được thắng lợi.

1. Thay đổi phong cách ăn mặc

Khi ở giảng đường, bạn có thể thoải mái mặc những gì mình thích với quần jean, áo phông, giày thể thao, áo sơ mi sát nách, quần soóc, … hay những bộ cánh nổi bật, “tự tin” thể hiện cá tính, phong cách mà không cần quan tâm tới người khác nghĩ gì. Nhưng ở công ty, “gương mặt” và “văn hoá” của họ còn được thể hiện qua trang phục của nhân viên. Vì vậy, bạn cần thay đổi sao cho phù hợp với công việc mình. Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, bạn cần những trang phục công sở thanh lịch, nhã nhặn và chỉn chu, tuy không cần quá chau truốt về ngoại hình nhưng bạn sẽ tạo được nhiều thiện cảm. Hơn nữa, việc thay đổi về ngoại hình và ăn mặc phù hợp với môi trường làm việc cũng là cách bạn thể hiện trách nhiệm của mình với công việc và công ty.

2. Luôn đúng giờ

1

Nếu bạn thường xuyên coi việc đi học muộn như một thói quen thì khi đến thực tập tại một công ty bạn cần phải loại bỏ thói quen đó. Việc đi làm, đi họp trễ giờ là một điều tối kị và để lại ấn tượng không tốt đối với người quản lí. Những lí do để biện minh cho việc đến muộn như tắc đường, kẹt xe, đau ốm, quên đặt báo thức… sẽ không được chấp nhận và bạn sẽ nằm trong danh sách “black list”. Điều này bạn thừa biết “nó không hề tốt”. Vì vậy, hãy tạo một tác phong làm việc chuyên nghiệp bằng cách tuân thủ đúng thời gian quy định và bạn nên đi làm sớm hơn dự định 15 phút để tránh những sự cố ngoài dự kiến.

3. Thái độ làm việc

2

Ở nơi làm việc, bạn cần có thái độ cầu thị, lễ phép và luôn sáng tạo trong công việc. Nhà quản lí sẽ đánh giá bạn từ ngoại hình, cách ăn mặc tới cách thực hiện công việc một cách rất sát sao và tỉ mỉ. Nếu bạn chứng tỏ được năng lực làm việc và có thái độ tốt, có khi bạn sẽ được kí hợp đồng thoả thuận ngay sau khi tốt nghiệp. Cách mà bạn chuyên cần làm việc, thể hiện sự năng động của mình và đặc biệt là luôn luôn sáng tạo sẽ là cách ghi điểm hoàn hảo. Hãy cố gắng làm tốt công việc được giao, mặc dù không việc đó không liên quan tới chuyên môn. Vì biết đâu, họ đang cho bạn “liều thuốc thử”.

4. Kỹ năng giao tiếp

Group of business people working at office

Sự tinh tế, khéo léo trong giao tiếp ứng xử với mọi người được là một yếu tố quan trọng, góp phần tạo nên thành công và mở ra cơ hội việc làm đối với các bạn sinh viên. Ở nơi công sở, bạn cần phải học hỏi cách ứng xử khéo léo, nói ngắn gọn và đúng trọng tâm vấn đề, giao tiếp phải có thứ tự vai vế, những câu “dạ thưa”, “cám ơn” là những câu nói bạn phải “thuộc lòng” khi giao tiếp. Bạn cần trau dồi vốn từ vựng ngay từ bây giờ để thuận tiện hơn trong cách diễn đạt, trình bày ý kiến, nêu lên quan điểm, suy nghĩ, qua đó khẳng định những giá trị và chứng tỏ bản thân.

5. Cách viết văn bản hành chính

4

Ở trường học, bạn ít có điều kiện tiếp xúc với các văn bản, quy định hành chính nên thường xuyên mắc lỗi cẩu thả trong cách trình bày cũng như diễn đạt văn bản rất kém. Đây sẽ là một trở ngại lớn để bạn bắt đầu công việc và hoàn thành nó. Bởi, khi bạn đi thực tập, sẽ có rất nhiều văn bản hành chính cần phải hoàn thành, rất nhiều báo cáo, kế hoạch phải viết liên tục. Vì vậy, bạn hãy tập làm quen cách viết các văn bản hành chính – công vụ, luyện tập thường xuyên để hoàn thành tốt công việc được giao.

6. Rèn luyện khả năng chịu được áp lực công việc

Ở nơi làm việc mới, bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác bỡ ngỡ, lúng túng trước những công việc lần đầu tiên bạn làm, phải làm rất nhiều việc cùng một lúc và đôi khi còn bị “sếp” phê bình. Thậm chí, những áp lực từ công việc, đồng nghiệp sẽ khiến bạn lo lắng, stress và bạn có tâm lý muốn bỏ cuộc và buông thả. Tất nhiên, việc đó không hề tốt và sẽ ảnh hưởng tới điểm đánh giá cũng như cái nhìn thiếu thiện cảm của nhà tuyển dụng. Điều đó cũng là bước đầu cho thấy bạn đã thất bại trong công việc tương lai của mình. Hãy vượt qua áp lực bằng cách tìm niềm vui trong công việc, xác định rõ mục tiêu, thư giãn sau giờ làm và trò chuyện nhiều hơn với đồng nghiệp là cách bạn giải tỏa stress hiệu quả. Áp lực công việc luôn là điều khó khăn, nhưng nếu bạn muốn có công việc sau này thì bắt buộc phải tập làm quen với điều đó.

7. Tinh thần lạc quan, hoà đồng với đồng nghiệp

Công sở là nơi làm việc chung với nhiều người có trình độ, tính cách hoàn toàn khác biệt. Thời gian chúng ta đi làm tiếp xúc với đồng nghiệp đôi khi còn nhiều hơn cả người thân gia đình. Do vậy, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết. Hãy hoà đồng, nhiệt tình giúp đỡ mọi người trong công việc cũng như sẵn sàng tiếp nhận góp ý xây dựng của đồng nghiệp để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn. Luôn giữ vững nguyên tắc “lấy công việc làm trọng”, không để những việc vặt vãnh cá nhân ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Đừng bao giờ nghĩ rằng mình chỉ là sinh viên thực tập, hãy luôn đặt mình vào vị trí như một nhân viên chính thức. Thực tập không chỉ đơn thuần là làm quen với công việc mà đó cũng là một cơ hội lớn để bạn tìm kiếm việc làm. Hãy xem đó như là một cơ hội cho tương lai. Nhiều bạn sinh viên thực tập tốt còn được giữ lại làm nhân viên chính thức, tìm được việc làm ngay từ khi chưa tốt nghiệp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *