Học nghề vẫn thành danh-Một tấm gương điển hình

Đỗ ĐH Bách khoa năm đầu tiên, nhưng chọn Hanoi-Aptech, mục tiêu là xây dựng được những phần mềm thực sự có ích cho mọi người; tham gia vào lĩnh vực giáo dục và cố gắng đóng góp cho một nền giáo dục Việt Nam nhân bản hơn, thực chất hơn, đó là đích sống của Nguyễn Huy Dũng chuyên viên phát triển phầm mềm công ty cổ phần đào tạo nghề Đông Dương…

21_4_2011_2011-03-09-10-39-43-t523088
Huy Dũng ngoài cùng bên phải cùng 4 thí sinh đạt giải cao nhất cuộc thi “Thách thức lập trình viên do Samsung Bađa”

Vay tiền đi học

Sinh năm 1987, từng được coi là một trong những cán bộ Đoàn nhiều scandal nhất trong lịch sử trường THPT Kim Liên (Hà Nội), năm 2005 đỗ đại học Bách khoa (Hà Nội). Nhưng bỏ học sau một năm. Dũng tâm sự: “Sau khi tốt nghiệp lớp 12, tôi không có nhiều lựa chọn và sự đam mê chưa rõ ràng. Thấy bạn bè thi đại học thì cũng làm đơn đăng kí thi, còn thi trường nào là do bố mẹ chọn. Mẹ tôi mất sớm, tôi ở với bố và mẹ kế. Hàng tháng, từ tiền đóng học, tiền quần áo cho đến tiền tiêu vặt hàng ngày của tôi gói trọn trong khoản tiền tuất của mẹ (300.000đ/tháng). Mong muốn của tôi là có một cái nghề để làm việc và nuôi sống bản thân mình. Tôi thấy, môi trường học tập ở ĐH rất “hàn lâm”, không phù hợp với hoàn cảnh của tôi ngày ấy. Từ suy nghĩ đó, tôi quyết đình đi tìm hiểu các trường nghề và trung tâm dạy nghề. Trường đầu tiên tôi nghĩ đến là Hanoi-Aptech”.

Xuất phát từ suy nghĩ trên, năm 2006 Dũng đăng kí dự thi và đỗ vào trường Hanoi-Aptech. “Ở Hanoi-Aptech học một buổi, thực hành một buổi. Giảng đường là “sân chơi” của thày và trò. Quan hệ thày trò gần gũi, thân thiện. Trò không biết hỏi, thày trả lời ngay. Vì vậy, học đến đâu thấy kết quả đến đó, ra trường mình có thể làm việc được ngay. Ngày tôi bỏ trường ĐH Bách khoa, bố tôi nói “Như vậy không hay lắm, theo bố, dù sao có cái bằng đại học vẫn hơn” bố tôi đã nói như vậy”, nhưng bây giờ bố tôi thấy tôi đã quyết định đúng”, Dũng cho biết.

Tuy nhiên, để có tiền trang trải việc học hành, Dũng đã đi vay bạn bè, và người thân. Ngoài ra anh còn đi làm gia sư cho các em học sinh lớp 12. Kinh nghiệm của những năm tháng làm gia sư, Dũng rút ra kết luận: “Thời gian sau khi tốt nghiệp lớp 12, gần như các em chưa định hướng được tương lai. Thậm chí, sự đam mê của mình các bạn vẫn chưa rõ ràng. Trong thời gian đó, xã hội tập trung vào kì thi đại học nên các em bị động vào phụ huynh. Nhiều em vào đại học bằng mọi giá, trường nào cũng được không biết sở đoản, sở trường của mình là ngành nào. Bên cạnh đó có nhiều phụ huynh chạy theo “mốt” và “danh” đẩy con vào chỗ khó khăn, khổ cực”.

Như vậy, học nghề có ưu điểm của nó và cái ưu điểm dễ thấy nhất là thời gian học tập ngắn nhưng hiệu quả. Tuy nhiên, dự thi đại học là ước mơ chính đánh của các bạn, chúng ta cần tôn trọng. Nhưng để chuẩn bị cho tương lai, theo các chuyên gia giáo dục các em phải biết khả năng của mình và sự đam mê. Còn không nếu chỉ bỏ ra 2 thậm chí là 3 năm để ôn thi vào đại học thì không ổn, cần phải xem lại. Thay vào việc suốt ngày ăn và đi luyện thi, chúng ta nên kiếm một nghề để học, từ đó có thể làm bàn đạp cho những bước học cao hơn.

Dũng nói: “Để thành công, không nhất thiết phải vào đại học. Nếu ai sống có đam mê thì con đường thành công sẽ đến, vấn đề chỉ sớm hay muộn.

TH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *