Xây dựng lộ trình cho giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 219/KH-UBND, triển khai Đề án ‘Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025’ của Chính phủ.

Theo đó, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2020 có từ 70% trường THCS, 75% trường THPT trở lên có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh của địa phương; từ 70% trường THCS, 75% trường THPT trở lên có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ; phấn đấu 30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ trung cấp hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên vừa đào tạo chương trình trung cấp nghề vừa học văn hóa chương trình GDTX cấp THPT; phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.

Đến năm 2025, có từ 100% trường THCS, THPT có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh của địa phương; từ 100% trường THCS, THPT có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ; phấn đấu 40% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ trung cấp hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên vừa đào tạo chương trình trung cấp nghề vừa học văn hóa chương trình GDTX cấp THPT; phấn đấu ít nhất 45% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.

Để hoàn thành các chỉ tiêu trên, thành phố triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp, như: Nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông; phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong các trường trung học; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông; bổ sung, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông; huy động nguồn lực xã hội trong và ngoài nước tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông; tăng cường quản lý đối với giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông.

Nguồn: https://baomoi.com/xay-dung-lo-trinh-cho-giao-duc-huong-nghiep-va-dinh-huong-phan-luong-hoc-sinh-trong-giao-duc-pho-thong/c/28905290.epi?fbclid=IwAR1MPXoblBYq7MTsaaBaVZUccZOAbFCy41PwzEUQryRL_id-1JUkFNj1TUg

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.