Vì sao học sinh chán nản khi học nghề ở trường THPT?

Hiện nay, việc học nghề ở các trường phổ thông chỉ mang tính chất là hình thức, bắt buộc được coi là nơi lấy điểm để làm “phao cứu sinh” khi xét tốt nghiệp THPT khiến các bạn học sinh tỏ ra chán nản, không mặn mà gì với chương trình học nghề.

Cả khóa chỉ học một nghề duy nhất

Đây là thực trạng “bao năm vẫn y nguyên” ở nhiều trường THPT, trong khi các học sinh THPT có những năng khiếu, thiên hướng khác nhau thì cả khóa chỉ được học duy nhất một nghề do trường không đủ điều kiện để dạy nhiều nghề.

Do quy định chỉ được học một nghề, nên việc học nghề của học sinh không đúng sở thích, năng lực, có nhiều bạn nữ có sở trường may vá, thêu thùa, nấu nướng, làm đồ handmade nhưng môn nghề ở trường lại là môn điện. Mặc dù cảm thấy không hợp nhưng các bạn vẫn cố học để lấy bằng, để kiếm thêm điểm cộng khi xét tốt nghiệp và thời gian học cũng chỉ kéo dài 1-2 tuần. Hơn nữa, trong quá trình kiểm tra thực hành các bạn có tâm lý kết quả thi chắc chắn sẽ có điểm cao nên không có động cơ, thái độ học nghề đúng đắn, chủ yếu “vừa chơi vừa học”.

Học chủ yếu là hình thức, kém hiệu quả

Do ít giáo viên nên lớp học nghề thường được sắp xếp số lượng học sinh đông hơn một lớp bình thường. Hầu hết các môn học đều học dưới dạng học chay, chỉ có sách vở, hiếm khi có vật mẫu để thực hành nên hầu hết học sinh chủ yếu là nghe và chép lí thuyết. Mặt khác, việc tham gia đăng ký học và thi nghề phổ thông giúp học sinh được cộng điểm để xét tuyển vào bậc THPT và tốt nghiệp, nên nhiều em có suy nghĩ chưa đúng về mục đích, ý nghĩa của việc học nghề.

Có lẽ chúng ta cần tìm giải pháp để khiến cho việc học nghề trở nên thiết thực và thú vị hơn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.