Chìa khoá thành công với nghề Thiết kế đồ hoạ

Lĩnh vực công nghệ phát triển kéo theo sự lên ngôi của những ngành nghề thời thượng, hứa hẹn nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, trong số đó phải nói đến nghề Thiết kế đồ họa. Vậy đâu là bí quyết giúp bạn nắm lấy cơ hội và tỏa sáng để trở thành một chuyên gia thiết kế thành công?

Tạo cho mình một phong cách riêng

Muốn tồn tại trong một ngành mà độ “hot” của nó cũng tỷ lệ thuận với độ đào thải như ngành thiết kế đồ họa, bản thân mỗi nhà thiết kế đồ họa phải xây dựng cho mình một phong cách riêng không lẫn với bất cứ ai.

Thật vậy, nếu muốn thành danh trong nghề thiết kế đồ họa, bạn bắt buộc phải xây dựng cho mình một thương hiệu riêng. Điều đó thể hiện qua một bản CV sáng tạo hay tài khoản Facebook mang đậm bản sắc cá nhân mà nhìn vào mọi người có thể nhận ra đó chính là bạn.

Không ngừng mở mang kiến thức

Công việc thiết kế khiến bạn cần hiểu biết nhiều lĩnh vực khác nhau, vì thế mà bạn cần phải tích lũy thật nhiều kiến thức để không bị tụt hậu. Ví dụ, khi bạn thiết kế một sản phẩm quảng cáo về lĩnh vực gốm sứ, ngoài việc am hiểu về nghề gốm thì việc hiểu thêm về lịch sử văn hóa, triết học… sẽ giúp bạn thổi được cái “hồn” vào tác phẩm.

Bạn không chỉ trau dồi những kiến thức này ở các trường dạy về nghề thiết kế đồ họa mà còn phải tự mình học hỏi từ sách vở, bạn bè, Internet, báo chí…

Rèn luyện trí tưởng tượng phong phú

Chẳng phải đơn giản mà người ta lại ví von nhà thiết kế đồ họa như là “Picasso” của công nghệ số. Nếu ngừng sáng tạo, ngừng nỗ lực thì sớm muộn bạn cũng bị đào thải khỏi nghề nghiệp khắc nghiệt này.

Không có một trường lớp dạy thiết kế đồ họa nào có thể dạy bạn tưởng tượng hay sáng tạo mà chỉ có thể giúp cho khả năng đó của bạn được phát huy tối đa dựa vào nỗ lực của chính bạn mà thôi.

Một nhà thiết kế đồ họa cần là một người am hiểu công nghệ thông tin, luôn tìm tòi sáng tạo cái mới mang dấu ấn cá nhân.

Cập nhật những công nghệ mới nhất

Thế giới đang thay đổi từng ngày, từng giờ với sự phát triển và thay thế lẫn nhau của các loại công nghệ mới. Do đó, muốn theo đuổi ngành thiết kế đồ họa, bạn bắt buộc phải am hiểu các phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp như Corel Draw, Photoshop, Illustrator, QuarkXpress, MacroMedia Flash, Ulead Studio,… Ngoài ra, trong một số trường hợp, bạn cũng cần trang bị thêm các chương trình, ngôn ngữ trong thiết kế web như: HTM, HTML, XML, CSS, FontPage, Dreamweaver,…

Bạn hoàn toàn có thể làm chủ những kiến thức này thông qua một số khóa học ở các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp dạy nghề uy tín về CNTT và thiết kế như Trung cấp Tin học Kinh tế Sài Gòn, Viện đại học Mở, Đại học FPT,…

Không thể bỏ qua ngoại ngữ

Muốn thành công trong nghề thiết kế đồ họa, bạn cần đầu tư học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Sử dụng tốt tiếng Anh giúp bạn dễ dàng tiếp cận được với kho tàng kiến thức phong phú của nhân loại nhờ Internet, cũng như nhanh chóng thành thạo các phần mềm thiết kế đồ họa chuyên dụng.

Tiếng Anh tốt còn giúp bạn tăng khả năng cạnh tranh với các ứng cử viên khác trong ngành nghề, cùng khu vực hay thế giới để chớp lấy những hợp đồng béo bở từ khách hàng ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật,…

Khả năng giao tiếp, truyền đạt tốt

Bất cứ nghề nào cũng đòi hỏi bạn phải có kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng này giúp bạn thuận lợi hơn trong công việc, nó cũng đặc biệt quan trọng đối với những người làm nghề thiết kế đồ họa. Bởi không ai hiểu và trình bày tốt về sản phẩm của bạn hơn bạn.

Do đó, song song với việc học những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực thiết kế đồ họa, bạn nhất định phải trau dồi kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là khả năng kết nối và truyền tải thông tin đến mọi người, nhất là đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

Bạn thấy mình có năng khiếu về nghệ thuật, nhạy cảm với màu sắc và đường khối, bạn đã từng mơ ước thiết kế ra những sản phẩm đem đến cho hàng ngàn người sử dụng. Bạn hoàn toàn có thể tiến gần hơn tới ước mơ của mình khi đăng ký học chuyên ngành Thiết kế đồ họa của Trung cấp Tin học Kinh tế Sài Gòn. Chương trình đào tạo của khối ngành này có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhằm giúp sinh viên được vận dụng lý thuyết vào thực tế nghề nghiệp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *